VAY TÍN CHẤP – QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CẦN BIẾT

Vay tín chấp là một sản phẩm không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng đa phần người có nhu cầu vay tiêu dùng khi tìm tới ngân hàng đều chưa hiểu rõ cơ chế cho vay hay thiếu thông tin để so sánh các khoản vay tín chấp, dẫn đến việc lựa chọn ngân hàng không phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài việc so sánh các khoản vay tín chấp, Vaytiennganhang.net sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về quy trình vay. Hãy cùng tìm hiểu Quy trình và thủ tục cần biết khi vay tín chấp ngân hàng.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp
Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của bạn nhân viên tín dụng sẽ giúp hướng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp. Vì mỗi ngân hàng có một yêu câu riêng cũng như các yêu cầu về giầy tờ cần thiết của mỗi sản phẩm vay là khác nhau.

Bước 2: Thẩm định đơn xin vay vốn ngân hàng
Khi tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp của bạn, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dựa trên một số khía cạnh quan trọng:
+ Khả năng tài chính:
Đây là tiêu chí hàng đầu được các ngân hàng quan tâm khi cho vay tín chấp vì ngân hàng muốn biết bạn có đủ khả năng chi trả khoản vay hàng tháng hay không. Những người có mức lương cơ bản và sau thuế cao thường được ưu tiên hơn. Thường thì bạn sẽ phải nộp bảng lương và xác nhận công tác sau đó nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác minh thông qua công ty bạn đang công tác.
+ Nơi cư trú:
Đây là cơ sở để ngân hàng xác minh cụ thể hơn và đảm bảo hơn cho mức độ uy tín của bạn. Thông thường những người ở tại nhà cùng bố mẹ hoặc thường trú sẽ được ưu tiên hơn. Những khách hàng tạm trú cần có xác nhận hoặc KT3 trên 6 tháng. Việc thường xuyên di chuyển địa điểm cư trú sẽ là một bất lợi lớn nếu bạn muốn vay tín chấp.
+ Lịch sử tín dụng: Ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin về lịch sử tín dụng của cá nhân đăng kí vay bao gồm: Khách hàng đã từng vay khoản vay nào tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác chưa, có lịch sử trả chậm, có nợ cần cảnh báo, nợ quá hạn hay nợ xấu hay chưa…
Có thể bạn quan tâm: Vay tiền ngân hàng đừng chỉ nhìn lãi suất

Vay tín chấp ngân hàng

Quy trình vay tín chấp ngân hàng

Bước 3: Phân tích tín dụng
Sau khi tiếp nhận đầy đủ các hồ sơ đúng quy định, ngân hàng sẽ tiến hàng phân tích để đưa ra quyết định đồng ý cho vay hay không. Nội dung phân tích tín dụng là thu thập và phân tích thông tin nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý, sức mạnh tài chính và khả năng thanh toán của người vay trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngày nay trong môi trường cạnh tranh đòi hỏi Ngân hàng phải tiến hành quy trình phân tích tín dụng nhanh, gọn và tiết kiệm.
Nội dung phân tích bao gồm:
– Đánh giá tài sản của khách hàng
– Đánh giá các khoản nợ
– Đánh giá phương án vay vốn của khách hàng vay tín chấp ngân hàng.
Bạn sẽ được mở một tài khoản ngân hàng và nhận được khoản tiền mà ngân hàng giải ngân cho bạn.
Sau khi giải ngân xong thì nhân viên tín dụng vẫn sẽ kiểm soát bạn sử dụng khoản vay có đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng không. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hay chiếm đoạt thì ngân hàng có quyền thu hồi khoản vay của bạn bất cứ lúc nào.

Bước 4: Xét duyệt và cho vay
Nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để kiểm tra, xem xét và tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình lên các cấp cao có thẩm quyền phê duyệt. Khi đó ngân hàng sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định của các cẩm để xem xét việc cho vay hay không.
Nếu khoản vay được phê duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo và tiến hành gặp bạn để ký kết hợp đồng vay tín chấp.

Bước 5: Ký hợp đồng và giải ngân
Hợp đồng tín dụng chính là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng. Hai bên có trách nhiệm tuân thủ đúng các yêu cầu của nhau.
Sau khi được phê duyệt cho vay thì phòng kế toán có trách nhiệm giải ngân khoản vay tín chấp tới bạn. Bạn sẽ được mở một tài khoản ngân hàng và nhận được khoản tiền mà ngân hàng giải ngân cho bạn.
Sau khi giải ngân xong thì nhân viên tín dụng vẫn sẽ kiểm soát bạn sử dụng khoản vay có đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng không. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hay chiếm đoạt thì ngân hàng có quyền thu hồi khoản vay của bạn bất cứ lúc nào.

Bước 6: Thu hồi nợ và đưa ra phán quyết nợ mới
Thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm một phần khoản vay gốc và số tiền lãi. Số tiền này đã được thỏa thuận và quy định ngày trả hàng tháng rõ trong hợp đồng đã ký trước đó. Bạn lưu ý không nên trả chậm khoản vay này vì nó có thể ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn sau này.
Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp.

Xem thêm: Những rủi ro có thể gặp khi vay tín chấp bạn cần phải biết
Khách hàng nhu cầu hãy đăng ký vay tín chấp tiêu dùng ngay hôm nay để được tư vấn hỗ trợ ngay tại đây